Sản phẩm
Hỗ trợ trực tuyến
-
Tư vấn khách hàng
0908 298 739
-
Tư vấn khách hàng
0966 462 468
Thống kê truy cập
- Đang truy cập: 11
- Trong ngày: 236
- Tổng truy cập: 632185
Mật rỉ đường (Molass)
Mật Rỉ Đường là gì?
- Molass Kim Linh Phát hay rỉ mật, mật rỉ, rỉ đường còn được gọi ngắn gọn là mật, là chất lỏng đặc sánh còn lại sau khi đã rút đường bằng phương pháp cô và kết tinh. Đây là sản phẩm phụ của công nghiệp chế biến đường (đường mía, đường nho, đường củ cải). Trong tiếng Anh, mật rỉ đường được gọi là molasses, xuất phát từ tiếng Bồ Đào Nha melaço, là dạng so sánh hơn nhất của mel, từ Latin (và Bồ Đào Nha) của "mật ong". Chất lượng của rỉ đường phụ thuộc vào độ chín của mía hoặc củ cải nguyên liệu, lượng đường chiết được và phương pháp chiết đường.
- Được sử dụng cho các nghành công nghiệp xử lý nước thải, thức ăn trong chăn nuôi, ngành thủy hải sản. Sản xuất cồn công nghiệp, phân bón, ủ phân vi sinh, hoạt hóa (sinh khối) chế phẩm sinh học EM1 thành EM2. Rỉ mật đường là một phụ phẩm của ngành sản xuất đường được ép từ thân cây mía. Chứa khoảng 80-90% nước dịch, trong nước dịch đó chứa khoảng 16-18% đường vào thời kì mía chín già. Thân mía sau ép lấy nước dịch thu được phụ phẩm là bã mía. Mật rỉ đường cũng là một phụ phẩm của ngành sản xuất đường thu được sau khi kết tinh đường tinh thể.
Thành Phần Tiêu Chuẩn Của Mật Rỉ Đường
1. Đường:
- Các loại gluxit hòa tan (đường đôi và đường đơn) là thành phần dinh dưỡng chính của rỉ mật. Trong đó sucroza chiếm 44%, Fructoza chiếm 13%, Glucoza chiếm 10%, Axit amin chiếm 3%, các chất khác chiếm 30%. Rỉ mật đường có tỷ lệ đường khử tương đối cao. Trong chu trình kết tinh các loại đường khử tăng lên tới mức mà sucroza không thể kết tinh được nữa. Bởi vì đường khử làm giảm khả năng hòa tan của sucroza. Các chất khoáng có xu hướng giữ sucroza trong dung dịch, cho nên cân bằng giữa đường khử và chất khoáng sẽ quyết định sản lượng sucroza lý thuyết có từ cây mía. Phần sirô còn lại thường được coi là rỉ mật.
2. Chất khoáng:
- Rỉ mật là một nguồn giàu khoáng. Hàm lượng Ca trong rỉ mật mía cao tới 1%, trong khi đó hàm lượng P lại thấp. Rỉ mật mía giàu Na, K, Mg và S. Rỉ mật cũng chứa một lượng đáng kể các nguyên tố vi lượng như Cu (7 ppm), Zn (10 ppm), Fe (200 ppm), Mn (200 ppm).
3. Chất hữu cơ không đường:
- Các chất hữu cơ không phải là đường của rỉ mật quyết định nhiều tính chất vật lý của nó, đặc biệt là độ nhớt dính. Nó bao gồm chủ yếu là các loại gluxit như tinh bột, các hợp chất chứa N và các axit hữu cơ. Nói chung hàm lượng các chất hữu cơ không phải là đường của rỉ mật củ cải đường cao hơn rỉ mật mía. Trong rỉ mật đường không chứa xơ và lipit. Tỷ lệ protein thô trong rỉ mật mía tiêu chuẩn là rất thấp (3-5%). Trong rỉ mật mía còn có một lượng đáng kể các axit hữu cơ, trong đó chủ yếu là axit acotinic. Rỉ mật cũng chứa một lượng axit béo bay hơi, trung bình khoảng 1,3%.
Công dụng của mật rỉ molass:
1. Kiểm Soát Amammonia và pH ao nuôi tôm
- Rỉ đường (molasses) là một nguồn carbon lý tưởng vì nó rẻ tiền và chứa lượng lớn carbon, dễ dàng sử dụng (hòa trộn thẳng với nước ao rồi tạt). Rỉ đường dạng đậm đặc cũng chỉ chứa 40% carbon, như vậy để đảm bảo tỉ lệ 12,5 C: 1 N thì lượng rỉ đường phải cung cấp cho 1g nitrogen sinh học phải là 32g. Cũng theo cách tính tỉ lệ thuận 100g rỉ đường chứa 40g carbon như vậy để cần 12,5g carbon phải cần 32g rỉ đường. Như vậy, để tính được lượng rỉ đường tương đối chính xác cần bón cho ao nuôi tôm thì người nuôi tôm cần đo lượng Ammonia tổng số và Nitrite (cùng với ước tính cho các Nitrogen sinh học còn lại – thông thường khoảng 50%) để có thể sử dụng lượng rỉ đường chính xác cho ao nuôi tôm.
-
Nguồn rỉ mật đường cần phải chọn lựa loại rỉ đường tốt. Nếu không các tạp chất trong quá trình sản xuất sẽ làm vẫn đục ao nuôi tôm, gây độc cho tôm nuôi.Ao nuôi bón rỉ đường cần phải đảm bảo oxi hòa tan đủ cho các dòng vi khuẩn dị dưỡng hiếu khí vì quá trình đồng hóa carbon và nitrogen là quá trình hiếu khí. Ngoài ra việc đảo trộn liên tục để đảm bảo các hạt hữu cơ lơ lững trong cột nước giúp cho vi khuẩn bám vào các hạt hữu cơ này để thực hiện quá trình đồng hóa nguồn nitrogen sẵn có.
-
Kết quả nghiên cứu ở Úc cho thấy 65% nitrogen sinh học trong ao nuôi tôm được loại bỏ trong vòng 6 giờ sau khi bón rỉ mật đường và trong vòng 12 giờ toàn bộ nguồn ammonia gần như được loại bỏ. Ngoài việc loại bỏ nguồn nitrogen, rỉ đường còn có tác dụng kiểm soát ổn định tốt pH ao nuôi. pH cao trong ao nuôi tôm thường do mật độ tảo trong ao quá dày. Nên khi tảo tiêu thụ carbon từ khí Carbonic dioxide (CO2) cho quá trình quang hợp làm giảm tính axit của nước nên pH tăng cao. Khi bón rỉ mật đường sẽ gia tăng mật độ vi khuẩn dị dưỡng đưa đến thành lập cân bằng giữa quá trình quang hợp và quá trình dị dưỡng. Giúp cho vi khuẩn dị dưỡng cạnh tranh hiệu quả nguồn carbon với tảo. Nhờ vậy giữ mật độ tảo ổn định và không quá cao nên pH ổn định theo.
2. Xử lý nước thải
- Hiện nay, sử dụng giải pháp sinh học để ổn định chất lượng nước cũng như hạn chế dịch bệnh trong nuôi tôm đang ngày càng trở nên phổ biến. Trong đó, mật rỉ đường được xem là nguyên liệu rẻ tiền nhưng lại có tác dụng hiệu quả trong việc kiểm soát các yếu tố chất lượng nước. Là nguồn dinh dưỡng bổ sung cho vi sinh trong quá trình xử lý hiếu khí tại các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp nghèo dinh dưỡng.
3. Nghành thực phẩm
- Mật rỉ đường là nguyên liệu sản xuất bột ngọt (mì chính), nguyên liệu lên men để sản xuất rượu rum.
- Sử dụng trong sản xuất một số loại bia đặc biệt có màu tối.
- Sử dụng để tạo hương cho thuốc lá.
- Dùng để bổ sung sắt cho các đối tượng không dung nạp khoáng chất này trong viên sắt bổ sung
- Sử dụng làm mồi câu cá.
- Phụ gia trong chế biến thức ăn chăn nuôi.
- Rỉ mật đường chứa nhiều đường nên có thể dùng làm thức ăn bổ sung cung cấp năng lượng cho gia súc, gia cầm. Đặc biệt là cung cấp năng lượng dễ tiêu, bổ sung khẩu phần ăn vào thức ăn xơ thô (phụ phẩm) có chất lượng thấp. Ngoài ra, rỉ mật đường còn chứa nhiều nguyên tố khoáng đa lượng và vi lượng rất cần thiết cho trâu, bò, lợn…. Rỉ mật đường có vị ngọt nên trâu, bò rất thích ăn. Tuy nhiên, không nên cho trâu, bò ăn quá nhiều (trên 2kg/con/ngày) và nên cho ăn rải đều để tránh giảm pH dạ cỏ đột ngột, ảnh hưởng không tốt đến vi sinh vật phân giải sơ.
4. Hóa chất
- Rỉ mật đường là nguồn cacbon trong một số ngành công nghiệp. Được tẩy trắng bằng magie clorua và dùng để làm chất chống tạo băng.
- Sản xuất cồn etylic dùng làm nhiên liệu động cơ.
5. Công nghiệp
- Làm tác nhân chelat hóa, được hỗn hợp với keo để dùng trong ngành in. Sử dụng trong sản xuất gạch, trong xây dựng.
- Trước khi có sự xuất hiện của xi măng, ông cha ta đã sử dụng những nguyên liệu tuyệt vời để làm nên các ngôi nhà cổ tồn tại hàng thế kỷ. Hầu hết các công trình xây dựng của người xưa sử dụng rỉ mật trộn với vữa. Xây nhà bằng vữa là vôi và cát thì chúng sẽ liên kết nhờ không khí thẩm thấu dần từ ngoài vào trong. Trộn mật vào hỗn hợp này, mật sau một thời gian khoảng 10 – 15 ngày sẽ bị phân hóa thành CO2. Phản ứng với vôi khi đó, tường sẽ cứng từ bên trong ra, rất chắc chắn.
6. Nông nghiệp
- Là nguyên liệu để hoạt hoá chế phẩm vi sinh EM1, ủ (hoạt hóa) phân bón vi sinh EMZ – USA, hoạt hóa BIO-TT9 men vi sinh chuyên ủ bánh dầu…
- Bổ sung vào đất trồng để tăng hoạt tính sinh học của đất. Sử dụng trong thủy canh để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Gồm các loại carbohydrat là thành phần chủ yếu cấu tạo nên tế bào thực vật và cây trồng có thể sử dụng nhanh như deoxyribose, lyxose, ribose, xylulose và xylose.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành mía đường chắc chắn Kim Linh Phát sẽ làm hài lòng Quý khách hàng.
QUÝ KHÁCH HÀNG CÓ NHU CẦU VUI LÒNG LIÊN HỆ CÔNG TY CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC PHỤC VỤ TẬN TÌNH CHU ĐÁO.
KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH HÀNG LUÔN THÀNH CÔNG.
MẬT RỈ ĐƯỜNG KIM LINH PHÁT
Hotline : 0938 358 798 - 0966 462 468